728x90 AdSpace

Latest News

Chủ Nhật, 9 tháng 11, 2014

Cài đặt WordPress

Chào các bạn, ở bài trước, chúng ta đã cũng tìm hiểu về các khái niệm cơ bản liên quan đến WordPress. Tiếp tục với chuỗi bài hướng dẫn cơ bản về WordPress tại Khoảnh Khắc Đời Sống, hôm nay chúng ta sẽ cùng bắt đầu cài đặt 1 trang WordPress cho riêng mình để có thể bắt đầu trải nghiệm nó nhé.
Việc cài đặt WordPress thật sự rất đơn giản, toàn bộ quá trình cài đặt rất nhanh chóng (chúng ta có thể nghe nói đến quá trình cái đặt 5 phút nổi tiếng của WordPress), bên cạnh đó, với các hosting nước ngoài hiện nay, hầu hết họ đã tích hợp sẵn các trình tự động cài đặt có hỗ trợ cài WordPress và chỉ với vài cú click chuột đơn giản là chúng ta đã có ngay 1 blog WordPress cho riêng mình. Để giúp đỡ các bạn mới bắt đầu với WordPress, trong bài này mình sẽ hướng dẫn cụ thể cho các bạn về quy trình cài 1 trang WordPress tại host (sử dụng cPanel x) hoặc trên Localhost (để thử nghiệm trên máy tính trong trường hợp không có host) chi tiết.

Bước 1: Chuẩn bị các công cụ cần thiết

Với localhost

Trong trường hợp bạn không có 1 hosting, không có internet hoặc muốn cài thử nghiệm trên máy tính để đảm bảo tốc độ khi thao tác do không bị ảnh hưởng bởi mạng thì chúng ta có thể chọn phương án cài trên localhost. Chúng ta vẫn có thể chuyển website từ localhost đã hoàn thiện lên host thật một cách dễ dàng. Có nhiều phần mềm cài đặt localhost như XAMPP, WAMPP,… Trong bài viết này thì mình sử dụng XAMPP (tải về tại đây). Xampp là chương trình tạo máy chủ Web (Web Server) được tích hợp sẵn Apache, PHP, MySQL, FTP Server, Mail Server và các công cụ như phpMyAdmin…
Sau khi cài đặt XAMPP, các bạn khởi động Apache và MySQL trong XAMPP Control Panel lên.
XAMPP1 Wordpress cơ bản 02   Hướng dẫn cài đặt Wordpress trên host và localhost
Các file của website bạn sẽ nằm trong đường dẫn C:\xampp\htdocs. Thay vì với host thật thì ta cần upload lên, với localhost, các bạn chỉ cần chép các file của website vào thư mục này để thao tác. Đường dẫn mặt định của thư mục gốc trên localhost các bạn có thể thử với các trình duyệt là localhost

Với Host

Để cài đặt được WordPress, hosting của bạn ít nhất phải hỗ trợ PHP 5.2 và SQL database. Để thuận tiện cho quá trình upload các file mã nguồn WordPress lên host, bạn cần chuẩn bị một công cụ FTP như CuteFTP, FileZilla,… Mình khuyến khích các bạn sử dụng FileZilla (tải về tại đây). Cách sử dụng phần mềm rất đơn giản, các bạn có thể tham khảo trên internet.

Bước 2: Tạo cơ sở dữ liệu cho WordPress

Với Localhost

Các bạn vào phpmyadmin theo đường dẫn localhost/phpmyadmin, sau đó chọn tab Database, đặt tên cho cơ sở dữ liệu cần tạo và nhấn create để khởi tạo như hình sau
tao csdl Wordpress cơ bản 02   Hướng dẫn cài đặt Wordpress trên host và localhost
Với localhost, cơ sở dữ liệu bạn tạo sẽ có user mặc định là root và không có mật khẩu (rỗng).

Với host

Trong trường hợp host sử dụng cPanel, Ở phần Database, các bạn chọn MySQL Databases. Trong trang mới mở ra, ở phần Create New Database: Các bạn nhập tên của Database cần tạo vào ô New Database (thông thường, tên database, tên user sẽ có thêm 1 tiếp đầu ngữ ứng với thông số host của bạn đã được định sẵn). Sau đó nhấn Create Database
csdl2 Wordpress cơ bản 02   Hướng dẫn cài đặt Wordpress trên host và localhost
Tiếp theo chúng ta cần tạo user cho database này. Ở phần MySQL users > Add new user, các bạn nhập các thông số cho User sao đó nhấn Create user như sau:
csdl3 Wordpress cơ bản 02   Hướng dẫn cài đặt Wordpress trên host và localhost
Sau đó, các bạn cần kết nối database và user với nhau. Tại phần Add User to Database ở cuối trang , các bạn chọn user và database vừa khởi tạo và ấn Add và chọn Make Changes ở cửa sổ tiếp theo
csdl4 Wordpress cơ bản 02   Hướng dẫn cài đặt Wordpress trên host và localhost
Đến đây, quá trình tạo cơ sở dữ liệu đã hoàn tất. Các bạn cần ghi nhớ các thông số đã thiết lập để cấu hình trong bước tiếp theo.

Bước 3: Tải gói mã nguồn WordPress và upload lên host

Để tải gói cài đặt mới nhất của WordPress, các bạn truy cập vào website http://wordpress.org/ để chọn tải về bản WordPress Tiếng Anh. Hòa khuyên các bạn nên sử dụng tải về bản Tiếng Anh tại đây, không khuyến khích dùng bản Tiếng Việt tải tại http://vi.wordpress.org/ vì các bản Tiếng Anh thường xuyên được cập nhật, sửa lổi và chúng ta luôn có thể sử dụng 1 phiên bản WordPress mới nhất, còn nếu bạn muốn dùng Tiếng Việt trong WordPress thì trong các bài tiếp theo tại web, mình sẽ hướng dẫn cho các bạn sau.
Sau khi tải về, các bạn giải nén file đó ra, chúng ta sẻ có 1 thư mục tên wordpress. Chúng ta sẽ upload tất cả các file trong thư mục này lên vị trí trên host chúng ta cần cài đặt.
Ở đây, mình sử dụng FileZilla để upload lên host (với localhost, chúng ta chép tất cả chúng vào vị trí cần cài trong thư mục htdocs ) :
upload Wordpress cơ bản 02   Hướng dẫn cài đặt Wordpress trên host và localhost
Sau khi kết nối với host tại FileZilla, chúng ta sẽ upload tất cả các file trong thư mục wordpress vừa giải nén lên host tại vị trí cần cài đặt trong thư mục public_html. Ví dụ, bạn có host với domain là domain.com, bạn cần cài wordpress lên vị trí gốc (domain.com) thì chúng ta sẽ upload tất cả nội dung thư mục wordpress vào thư mục public_html. Nếu chúng ta cần cài đặt wordpress ở địa chỉ domain.com/site , chúng ta sẽ upload vào thư mục site được tạo trong thư mục public_html.
Bước 4: Cài đặt WordPress
Các bạn truy cập vào tên miền tương ứng trên host hoặc localhost để bắt đầu quá trình cài đặt. Đầu tiên, WordPress sẽ yêu cầu ta tạo file wp-config.php chứa các cấu hình database. Các bạn chọn Create a Configuration File như sau:
install wordpress step1 Wordpress cơ bản 02   Hướng dẫn cài đặt Wordpress trên host và localhost
Tiếp tục, nhấn Let’s Go và các bạn nhập các thông tin cơ sở dữ liệu đã thiết lập ở bước 2:
setup1 Wordpress cơ bản 02   Hướng dẫn cài đặt Wordpress trên host và localhost
  • Database Name: Tên database
  • User Name: Tên user
  • Password: Mật khẩu user
  • Database Host: địa chỉ host của database
  • Table Prefix: giữ nguyên
Nhập xong, các bạn nhấn Submit và ấn nút Run Install để bắt đầu cài đặt.
Lưu ý: Nếu đã tạo thủ công file wp-config.php từ file sample thì không phải thực hiện thao tác trên.
Tiếp theo chúng ta sẽ nhập các thông tin cần thiết cũng như tạo tài khoản admin cho website, sau đó nhấn Install WordPress để hoàn thành quá trình cài đặt.
Như vậy, chúng ta đã hoàn tất quá trình cài đặt 1 blog WordPress cho riêng mình. Chúng ta có thể đăng nhập với tài khoản admin vừa cài đặt và cùng khám phá WordPress ngay!
Trong các bài tiếp theo tại itbiboo.com, mình sẽ tiếp tục hướng dẫn các bạn sử dụng cũng như các thiết lập cần thiết để có thể sử dụng WordPress hiệu quả hơn. Mời các bạn cùng đón theo dõi.
Cài đặt WordPress
Bài đăng Mới hơn
Previous
This is the last post.
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Top